Cây lúa
Vụ lúa Hè Thu 2020 đã gieo sạ được 282.549 ha/284.000 ha, đạt 99,49% so kế hoạch. Đến nay đã thu hoạch được 165.213 ha, đạt 58,47% diện tích gieo trồng, năng suất ước đạt 5,82 tấn/ha. Tập trung ở các huyện Giồng Riềng, Hòn Đất, Tân Hiệp, Rạch Giá, Châu Thành, Gò Quao, Giang Thành và Kiên Lương.
Lúa Thu Đông 2020 gieo sạ được 85.753 ha/72.000 ha, đạt 119,1% so kế hoạch. Đến nay đã thu hoạch được 1.791 ha, đạt 2,1% diện tích gieo trồng . Chủ yếu ở các huyện Giồng Riềng, Tân Hiệp và Giang Thành.
* Ghi chú: Lúa Hè Thu 2020 ở huyện Vĩnh Thuận có 01 ha lúa bị phèn mặn do nắng hạn, tỷ lệ thiệt hại >70%.
Cây trồng khác
Stt
|
Loại cây trồng
|
Giai đoạn sinh trưởng
|
Diện tích gieo trồng (ha)
|
Phân bố
|
1
|
Cây tiêu
|
Sinh trưởng dinh dưỡng- Mang trái
|
961
|
PQ, GQ, GR, KL, HT, UMT
|
2
|
Cây khóm
|
Sinh trưởng dinh dưỡng-Mang trái
|
7.949
|
GQ, CT, VT, UMT, HĐ, KL, AB
|
3
|
Cây xoài
|
Sinh trưởng dinh dưỡng-Mang trái
|
1.474
|
PQ, HĐ, GR, KL, UMT, AM, GQ, GT, TH, AB
|
4
|
Cây sầu riêng
|
Sinh trưởng dinh dưỡng-Mang trái
|
180
|
PQ, GR, GQ
|
5
|
Cây mía
|
Vươn lóng
|
1.915
|
UMT, GQ, AM, VT, AB, KL, CT
|
6
|
Cây có múi
|
Sinh trưởng dinh dưỡng-Mang trái
|
769
|
GQ, GR, AB, UMT, TH, KL, AM
|
7
|
Cây dừa
|
Mang trái
|
5.910
|
Các huyện trong tỉnh
|
8
|
Cây chuối
|
Sinh trưởng dinh dưỡng-Mang trái
|
2.222
|
UMT, GR, KL, TH, AM, AB, CT
|
9
|
Cây chôm chôm
|
Sinh trưởng dinh dưỡng
|
142
|
PQ
|
10
|
Cây lâm nghiệp
|
Sinh trưởng dinh dưỡng
|
6.738
|
AM, UMT, GR, AB, PQ, KL
|
11
|
Cây rau màu
|
Sinh trưởng dinh dưỡng- Mang trái
|
4.744
|
Các huyện trong tỉnh
|
Tổng diện tích
|
33.004
|
|
TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
Tình hình sinh vật gây hại trên lúa
Tổng diện tích nhiễm sâu bệnh trên lúa Hè Thu và Thu Đông 2020 là 9.765 ha (giảm 3.801 ha so với tuần trước). Trong đó diện tích nhiễm lúa Hè Thu là 5.417 ha và diện tích nhiễm lúa Thu Đông là 4.348 ha.
Các đối tượng gây hại chủ yếu gồm:
- Lem lép hạt: diện tích nhiễm trên lúa Hè Thu và Thu Đông 2020 là 3.108 ha (giảm 1.537 ha so với tuần trước). Lúa Hè Thu là 2.104 ha, trong đó: nhiễm nhẹ 2.054 ha (tỉ lệ 5-10 %), nhiễm trung bình 50 ha (tỉ lệ 10-20%), cấp bệnh 1-5, xuất hiện ở huyện Hòn Đất, Kiên Lương, U Minh Thượng, Giang Thành, Giồng Riềng, Châu Thành và An Biên. Diện tích nhiễm trên lúa Thu Đông là 1.004 ha, diên tích nhiễm nhẹ 999 ha (tỉ lệ 5-10%), nhiễm trung bình 5 ha (tỉ lệ 10-20%), cấp bệnh 1-5, xuất hiện ở huyện Giồng Riềng, Giang Thành và Tân Hiệp.
- Đạo ôn lá: diện tích nhiễm trên lúa Hè Thu và Thu Đông 2020 là 1.679 ha (giảm 1.229 ha so với tuần trước). Lúa Hè Thu là 1.155 ha, trong đó: nhiễm nhẹ 973 ha (tỉ lệ 5-10%), nhiễm trung bình 182 ha (tỉ lệ 10-20%), cấp bệnh 1-7, xuất hiện ở các huyện: Vĩnh Thuận, Gò Quao, U Minh Thượng và Giang Thành. Diện tích nhiễm trên lúa Thu Đông là 524 ha: nhiễm nhẹ 479 ha (tỉ lệ 5-10%), nhiễm trung bình 45 ha (tỉ lệ 10-20%), cấp bệnh 1-7, xuất hiện ở huyện Giồng Riềng và Gò Quao.

Bệnh đạo ôn
- Cháy bìa lá: diện tích nhiễm lúa Hè Thu và Thu Đông là 1.965 ha (giảm 752 ha so với tuần trước). Lúa Hè Thu là 403 ha, nhiễm nhẹ (tỉ lệ 10-20%), cấp bệnh 1-3, xuất hiện ở huyện U Minh Thượng, Giồng Riềng, Kiên Lương, Giang Thành và An Biên. Lúa Thu Đông là 1.562 ha, nhiễm nhẹ 1.515 ha (tỉ lệ 10-20%), nhiễm trung bình 47 ha (tỉ lệ >20-40%), cấp bệnh 1-5, xuất hiện ở huyện Giồng Riềng, Giang Thành, Châu Thành và Tân Hiệp.
- Đạo ôn cổ bông: diện tích nhiễm lúa Hè Thu và Thu Đông là 1.762 ha (tăng 108 ha so với tuần trước). Lúa Hè Thu là 867 ha: diện tích nhiễm nhẹ 787 ha (tỉ lệ 2,5-5%), nhiễm trung bình 80 ha (tỉ lệ >5-10%), cấp bệnh 1-5, xuất hiện ở huyện U Minh Thượng, Giang Thành, An Biên, Kiên Lương, Gò Quao, Giồng Riềng và Rạch Giá. Lúa Thu Đông là 895 ha, nhiễm nhẹ 893 ha (tỉ lệ 2,5-5%), nhiễm trung bình 2 ha (tỉ lệ >5-10%), cấp bệnh 1-7, xuất hiện ở huyện Giồng Riềng và Giang Thành.
- Rầy nâu: diện tích nhiễm lúa Hè Thu và Thu Đông là 450 ha (tăng 38 ha so với tuần trước). Lúa Hè Thu là 435 ha: nhiễm nhẹ 410 ha (mật số 750-1.500 con/m2), nhiễm trung bình 25 ha (mật số > 1.500-1.800 con/m2), tuổi rầy 3-5, xuất hiện ở huyện Vĩnh Thuận, Gò Quao, An Biên và Giang Thành. Lúa Thu Đông là 15 ha: nhiễm nhẹ (mật số 750-800 con/m2), tuổi rầy 2-5, xuất hiện ở huyện Gò Quao.
- Sâu cuốn lá: diện tích nhiễm trên lúa Hè Thu và Thu Đông 2020 là 444 ha (giảm 83 ha so với tuần trước). Lúa Hè Thu là 379 ha: nhiễm nhẹ 294 ha (mật số 10-20 con/m2), nhiễm trung bình 85 ha (mật số >20-40 con/m2), tuổi sâu 2-5, xuất hiện ở huyện Gò Quao, Giang Thành và Vĩnh Thuận. Lúa Thu Đông 65 ha, nhiễm nhẹ 50 ha (mật số 10-20 con/m2), nhiễm trung bình 15 ha (mật số >20-40 con/m2), tuổi sâu 1-3, xuất hiện ở huyện Gò Quao và Giồng Riềng.
Ngoài ra còn có các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, thối thân vi khuẩn, chuột, vàng lá chín sớm, nhện gié,… gây hại ở mức độ từ rải rác đến nhẹ.
Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng khác
Tổng diện tích nhiễm trên cây trồng khác là 926 ha (giảm 118 ha so với tuần trước). Các đối tượng sâu, bệnh chủ yếu gồm:
1. Cây tiêu: diện tích nhiễm sinh vật gây hại là 59,8 ha, trong đó bệnh chết chậm nhiễm 18,2 ha, tỷ lệ 2-8% gốc rễ; bệnh chết nhanh nhiễm 17,6 ha, tỷ lệ 2->40% thân (trong đó có 0,5 ha diện tích nhiễm >40%, ở huyện Gò Quao); tuyến trùng 12 ha, tỷ lệ 5-10% rễ; bệnh tiêu điên 12 ha, tỷ lệ 5-10% lá.
2. Cây khóm: diện tích nhiễm sinh vật gây hại là 359 ha, trong đó bệnh héo khô đầu lá nhiễm 344 ha, tỷ lệ 5-15% lá; rệp sáp 15 ha, tỷ lệ 12-25% cây.
3. Cây xoài: diện tích nhiễm sinh vật gây hại là 100 ha, trong đó bệnh thán thư 58 ha, tỷ lệ 5-10% trái, lá; bệnh cháy lá 26 ha, tỷ lệ 4% lá; bọ cắt lá 8 ha, tỷ lệ 5-10% lá; sâu đục cành 5 ha, tỷ lệ 10-20% cành; rệp sáp 3 ha, tỷ lệ 5-10% cành.
4. Cây sầu riêng: diện tích nhiễm sinh vật gây hại là 26 ha, trong đó bệnh thán thư 11 ha, tỷ lệ 8% lá; bệnh chết nhánh (chảy mủ Phytophthora sp.) 15 ha, tỷ lệ 9% thân, cành.
5. Cây mía: diện tích nhiễm 71,2 ha, chủ yếu là bệnh gỉ sắt 40 ha, tỷ lệ 15-30% lá; sâu đục thân 25,2 ha, tỷ lệ 5-10% cây; bệnh thối đỏ ruột mía 6 ha, tỷ lệ 15% lá.
6. Cây có múi (cam, quýt, bưởi): diện tích nhiễm sâu bệnh là 0,4 ha, chủ yếu là bệnh vàng lá gân xanh 0,1 ha, tỷ lệ 2-5% cây; sâu vẽ bùa 0,3 ha, tỷ lệ 3-5% lá.
7. Cây lâm nghiệp: bao gồm mắm, đước, tràm bông vàng, tràm; diện tích nhiễm sâu bệnh là 25 ha, chủ yếu là sâu ăn lá.
8. Cây dừa: diện tích nhiễm sinh vật gây hại là 116,7 ha, trong đó bọ cánh cứng diện tích nhiễm 106,7 ha, tỷ lệ 10- >40% tàu; sâu nái diện tích nhiễm 10 ha, tỷ lệ 10-20 con/tàu.
9. Cây chuối: chủ yếu ở huyện U Minh Thượng, diện tích nhiễm sinh vật gây hại là 145 ha, trong đó bệnh Panama 55 ha, tỷ lệ 10-20% cây; bệnh đốm lá 90 ha, tỷ lệ 15-30% lá.
10. Cây rau màu:
- Trên rau cải ăn lá: sâu tơ 1,2 ha (tăng 0,7 ha so tuần trước), mật độ 3-6 con/m2.
- Trên bắp: xuất hiện bệnh gỉ sắt 14 ha (tăng 2 ha so với tuần trước), tỷ lệ 10-20% lá; sâu đục thân 8 ha (tăng 2 ha so với tuần trước), mật độ 3-6 con/m2.
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TRONG THỜI GIAN TỚI
Căn cứ vào tình hình thời tiết, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tình hình phát sinh phát triển của các đối tượng dịch hại trên đồng ruộng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) dự báo tình hình dịch hại trong thời gian tới như sau:
- Rầy nâu: phát triển và gây hại cục bộ trên trà lúa Hè Thu và Thu Đông 2020 ở những ruộng gieo trồng giống nhiễm (Đài thơm 8, RVT, Jasmin 85…) sạ dầy, bón thừa đạm và phun thuốc trừ sâu sớm. Cần theo dõi và quản lý chặt chẽ diến biến của rầy trên đồng ruộng, nhất là trên trà lúa giai đoạn đòng trổ nhằm tránh để rầy bộc phát rầy với mật số cao và lây lan ra diện rộng.
- Bệnh đạo ôn cổ bông: tiếp tục phát triển trên trà lúa giai đoạn đòng trổ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dầy, bón nhiều phân đạm.
- Bệnh lem lép hạt, bệnh cháy bìa lá: do thời tiết mưa dông sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiếp tục phát triển gây hại, nhất là lúa giai đoạn đòng trổ đến trổ chín.
ĐỀ NGHỊ
Chi cục TT & BVTV đề nghị Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm TT & BVTV các huyện tiếp tục chỉ đạo bà con nông dân tăng cường thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện dịch hại và có biện pháp phòng trị kịp thời, hiệu quả. Cụ thể:
- Rầy nâu: tăng cường điều tra, phát hiện và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời, nhất là trà lúa ở giai đoạn đòng – trổ, chỉ phun thuốc hoá học khi mật số rầy cám nở rộ tập trung ở tuổi 2 – 3 với mật số cao (trên 3 con/tép lúa) bằng các loại thuốc đặc trị theo nguyên tắc “4 đúng”.
- Bệnh đạo ôn cổ bông: trên các trà lúa gieo trồng giống nhiễm (Đài Thơm 8, OM 4218; Jasmin 85; OM 4900; IR 50404…), khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm bệnh để phòng trị kịp thời, hiệu quả. Khi phát hiện bệnh cần ngưng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không pha trộn thêm phân bón lá khi phun thuốc phòng trị bệnh và sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị phun theo “4 đúng”.
- Bệnh cháy bìa lá: không để mực nước ruộng quá cao, khi thấy bệnh chớm xuất hiện phun ngay bằng những loại thuốc đặc trị vi khuẩn.
- Bệnh lem lép hạt: trong giai đoạn lúa trổ nếu gặp điều kiện thời tiết có mưa bão có thể phun ngừa bằng các loại thuốc trừ bệnh phổ rộng khi lúa trổ lác đác (5%) và phun lần 2 khi lúa trổ đều.